Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy


Cổ chân là mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ. Mang lưới này phải đảm bảo đủ khỏe để có thể nâng đỡ và đảm bảo hoạt động của cơ thể. Thế nhưng, vì một lí do nào đó mà khớp cổ chân bị đau khi mỗi sáng ngủ dậy. Vậy đau khớp cổ chân khi ngủ dậy là biểu hiện của bệnh gì?
1. Bị đau khớp cổ chân khi ngủ dậy là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị bong gân mắt cá chân:
Sau khi bị bong gân mắt cá chân nghiêm trọng dẫn đến sự mất ổn định mãn tính: mắt cá chân bị bong gân là một trong những rối loạn chỉnh hình cấp cứu thông thường nhất, chấn thương thể thao.
Mắt cá chân bị bong gân, các bác sĩ thường không chú ý, cung cấp thuốc, cho phép các bệnh nhân về nhà. Trong thực tế, bị thương dây chằng nghiêm trọng hơn nhiều so với các đứt gãy. Các hoạt động hằng ngày đều có đặc điểm chung là dựa trên dây chằng bền vững. Bong gân mắt cá chân, nếu không được điều trị tốt, sẽ gây hậu quả lâu dài. Mắt cá chân bất ổn, sưng, thiệt hại sụn dẫn đến đau sau khi bắt đầu, gây viêm khớp.
Đau cổ chân
Gãy xương:
Gãy xương nghiêm trọng sẽ dẫn tới sụn hư hỏng. Khi sụn hư hỏng sẽ dẫn tới đau, bầm máu, không thể đứng để đi bộ như các hoạt động khác hằng ngày.
Viêm khớp dạng thấp :
Đau khớp mắt cá chân và viêm thấp khớp có một mối quan hệ rất quan trọng, tuần hoàn máu không được lưu thông dẫn đến mô dinh dưỡng hoặc cơ cần thiết không thể được vận chuyển máu, dẫn đến tình trạng thiếu cơ bắp dinh dưỡng tăng tốc lão hóa trở nên cứng, mắt cá chân đau.
Gút
Gút hay còn được biết đến với bên gọi “bệnh nhà giàu”. Gút xảy ra do lượng acid uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể, chúng lắng đọng tinh thể trong các khớp gây ra cơn đau nhói.
Viêm khớp
Người mắc bệnh viêm khớp thường bị đau cổ chân. Trong số các loại viêm thì thoái hóa khớp là dạng dễ gặp nhất. Thoái hóa khớp xuất hiện là do phần khớp bị mòn và rách gây ra các cơn đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh. Ngoài ra, viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn, nấm gây nên cũng tác động không nhỏ đến phần cổ chân nếu nó là vùng bị ảnh hưởng.
Viêm gân cổ chân
Bệnh viêm gân cổ chân thường là kết quả của chấn thương do thể thao quá sức hoặc tác động từ bên ngoài. Bệnh gây ra các cơn đau vùng cổ chân dữ dội, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm hơn.

Đau khớp cổ chân là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm
2. Đau khớp cổ chân có nguy hiểm hay không?
Như đã đề cập ở trên, viêm khớp cổ chân hoặc cổ tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh, có thể là một căn bệnh độc lập song cũng có thể là rất nhiều căn bệnh cộng hưởng lại gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, những cơn đau xuất hiện ở xương khớp này còn làm ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động. Vì vậy có thể khẳng định đau khớp có nguy hiểm.
Song mức độ nguy hiểm ở mỗi người sẽ khác nhau, đó là do tình trạng bệnh và căn bệnh mà mỗi người mắc phải. Có người đau nhẹ, có người đau nặng, thậm chí có người bị tê liệt không hoạt động được. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng của các cơ quan liên quan. Chắc hẳn sẽ không ai mong muốn những ảnh hưởng này và để hạn chế những nguy hiểm do đau khớp chân tay, mỗi người nên chủ động trong phát hiện bệnh và đến cơ sở y tế để kiểm tra.
3. Cách điều trị cho người bị đau khớp cổ chân
Vì chưa có những am hiểu về xương khớp cùng các căn bệnh liên quan nên đa số người bệnh đều thắc mắc không biết bị đau cổ chân là dấu hiệu của bệnh gì? Và phải chăm sóc như thế nào để giảm thiểu các tác động do bệnh này mang lại?
Theo các chuyên gia, người bệnh khi mắc đau cổ chân nên:
– Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động để cổ chân không phải chịu lực. Nếu buộc di chuyển, hãy dùng nạng hoặc gậy để hỗ trợ.
– Đá: Bạn nên bắt đầu bằng việc sử dụng các túi đá chườm lên cổ chân khoảng 20 phút mỗi lần. Thực hiện khoảng 3 đến 5 lần mỗi ngày. Lưu ý, nên áp dụng sau 3 ngày chấn thương. Nhìn chung, cách này chỉ có tác dụng làm giảm sưng, tê liệt cơn đau. Mỗi lần chườm nên cách nhau 90 phút.
– Ép: Hãy quấn băng chun quanh cổ chân đang bị thương. Không nên quấn quá chặt bởi như thế cổ chân bạn dễ bị đau hoặc chân dễ tê và chuyển sang màu xanh.
– Nâng: Trong thời gian rảnh, hãy giữ cho cổ chân cao hơn mức tim bằng một chống đầu gối. Nếu quá đau hãy dùng thuốc để kê toa để giảm thiểu tình trạng sưng, đau.
Chấn thương khi chơi thể thao rất dễ làm cho mắt cá chân bị tổn thương

– Ngoài ra, khi cơn đau đã giảm bạn có thể tập luyện các bài tập xoay tròn nhẹ nhàng cho cổ chân. Những bài tập này sẽ giúp biên độ cử động cổ chân trở lại và giúp luyện tập cổ chân để giảm nguy cơ trấn thương trở lại.
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để các xương khớp được khỏe nhưng cũng nên lưu ý hạn chế các môn thể thao có thể gây tổn thương lên khớp cổ chân. Ngoài ra, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân năng tránh trường hợp thừa cân hay béo phì, bổ sung thêm rau xanh và hoa quả vào khẩu phần ăn cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
– Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lí để tránh tăng áp lực lên khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây thuốc chữa viêm khớp cổ chân

Xoa bóp chữa đau nhức cổ chân

Thực đơn tăng cân cho người gầy